Được biết đến là một trong những thực phẩm có được hàm lượng dinh dưỡng cao và hỗ trợ tốt cho sức khỏe. Yến sào đã và đang trở thành món ăn được ưa chuộng ở trong mỗi gia đình. Nhất là những gia đình đang có người bệnh, người ốm thì sử dụng yến sào lại càng được sử dụng để phục hồi sức khỏe. Vậy cụ thể tác dụng của yến sào với người bệnh như thế nào?
Vì sao yến sào lại cần thiết đối với người bệnh?
Khi cơ thể ở trong tình trạng bệnh, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy yếu, việc ăn uống cũng như sinh hoạt trở nên khó khăn hơn nhiều. Để cơ thể có thể mau chóng khỏe lại, ngoài việc điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi.
Tổ yến là sự lựa chọn tuyệt vời bởi tổ yến sào sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cơ thể, tác dụng của yến sào giúp phục hồi và chữa lành vết thương. Ngoài ra, nó còn tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Vì vậy, đây là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho người bệnh, đặc biệt là các người bệnh ung thư sau xạ trị và người bệnh sau khi mổ.
Khi bị bệnh cơ thể sẽ mệt mỏi, ốm yếu, suy nhược, lúc này việc kết hợp điều trị bệnh cùng bổ sung dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để nhanh chóng hồi phục, tăng cường sức đề kháng, chống chọi được với tác nhân gây bệnh. Sử dụng yến sào trong giai đoạn trước – trong – sau điều trị sẽ có ý nghĩa tích cực đối với người bệnh.
Theo thống kê các nghiên cứu khoa học, yến sào có thành phần 50 – 60% chất đạm, 18 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng quý giá. Đó đều là dưỡng chất cần thiết để bồi bổ, nâng cao sức khỏe người đang bị ốm yếu, bệnh tật, nâng cao hệ miễn dịch và ngăn chặn sự lây nhiễm của vi khuẩn có hại.
Do vậy, tác dụng của yến sào đối với người bệnh được đánh giá cực kỳ cao, nhất là đối với người bệnh sau hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
Một số tác dụng của yến sào với người bệnh
Người bị bệnh thường sẽ ăn không ngon, tiêu hóa không tốt và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau nhức,… Vì vậy, các dưỡng chất trong tổ yến sẽ giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, tinh thần thoải mái và hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh tật. Dưới đây là một vài tác dụng của yến sào đối với người bệnh cụ thể:
- Đối với người bệnh đau thận: Tổ yến sẽ củng cố và tăng cường chức năng bài tiết suy yếu của thận, tăng khả năng giải trừ độc tố trong máu của người già yếu bệnh tật, nhất là đối với người lúc trẻ sử dụng nhiều bia rượu và thuốc lá.
- Đối với người bệnh huyết áp: Tổ yến sào giúp ổn định chức năng tuần hoàn, ổn định nhịp tim có khả năng ổn định huyết áp nhất là đối với người già bị bệnh cao huyết áp. (Xem chi tiết: Tác dụng của yến sào đối với bệnh nhân cao huyết áp)
- Đối với bệnh tiêu hóa kém: Tổ yến còn giúp kích thích vị giác người bệnh, giúp ăn uống ngon miệng, tăng cường khả năng tiêu hóa và trao đổi chất. Qua đó dùng yến sào cho người bệnh sẽ giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và giảm khả năng bị táo bón.
- Đối với người bệnh hệ hô hấp: Các khoáng chất trong tổ yến giúp bổ phế, giảm ho, làm tan đờm và cải thiện khả năng hô hấp cơ thể, giảm triệu chứng ho hen.
Ngoài ra, người bệnh ung thư, quá trình điều trị, xạ trị diễn ra thường xuyên, thì vẫn có thể ăn tổ yến chưng sẵn cũng là một trong những giải pháp dinh dưỡng hiệu quả.
Một số lưu ý trong việc sử dụng yến sào cho người bệnh
- Nên ăn yến từ từ, đều đặn hàng ngày trong thời gian nhất định người bệnh sẽ cảm nhận được chuyển biến tích cực trên cơ thể.
- Vì yến sào sử dụng cho người bệnh nên rất cần thiết đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, 100% yến tinh chất, không lẫn tạp chất gây hại đảm bảo yến sào phát huy hết công dụng.
- Ban đầu, nên để người bệnh ăn yến chưng đường phèn để cho dễ ăn. Sau khi người bệnh quen dần mới bắt đầu kết hợp với các món ăn khác để tăng hương vị cho người bệnh.
- Thời điểm lý tưởng nhất người bệnh dùng yến sào là sau khi dùng thuốc khoảng 2 tiếng để đảm bảo tác dụng thuốc và không làm mất đi tính bổ dưỡng của tổ yến. Ngoài ra đó là dùng vào các bữa phụ trong ngày, hoặc trước khi đi ngủ 2 tiếng (sau uống thuốc).
- Khi chưng yến tuyệt đối không nấu chung với nguyên liệu khác mà nên chưng yến cách thủy, chế biến nguyên liệu khác một cách riêng biệt. Sau cùng lúc dùng trộn cùng nhau để yến không bị bay mất thành phần dinh dưỡng quý.
- Khi người bệnh khỏe lại không nên ngừng ăn yến mà vẫn sử dụng yến thường xuyên để bồi bổ cơ thể, khôi phục thể trạng.
Các loại bệnh tuyệt đối không nên dùng yến
Tổ yến từ cổ chí kim được mệnh danh là “thực phẩm đại bổ” đối với sức khỏe và điều đó đã được khoa học minh chứng. Tuy nhiên, không phải ai dùng tổ yến cũng được, một số trường hợp sau là “đại kỵ” dùng tổ yến chỉ có hại chứ không có lợi.
Những người gầy yếu, xanh xao và ăn uống kém hấp thu
Xưa nay chúng ta thường nghĩ người gầy yếu thì càng phải bồi bổ thật nhiều, ăn yến thật nhiều để nhanh chóng tăng cân và da dẻ hồng hào. Thực ra, theo các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo, vì trong thành phần tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng quá cao nên nếu bổ sung lượng lớn cho người gầy, người kém hấp thu sẽ chỉ tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, làm cho cơ thể không hấp thu hết giá trị dinh dưỡng của tổ yến, mệt mỏi, đuối sức.
Vì vậy, với người yếu ớt, xanh xao, hấp thu kém không nên ăn yến sào, hoặc ăn với liều lượng từ ít đến tăng dần, nương theo cơ thể.
Những người bị cảm mạo, sốt và đau đầu
Theo Đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình và nhiều dưỡng chất, khi nạp vào đòi hỏi cơ thể mất nhiều năng lượng để tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Trong khi đó, nếu đang bị sốt, mệt mỏi, cảm mạo, đau bụng, tức là cơ thể đang đào thải độc tố, đang yếu ớt, nếu bổ sung yến sào thời điểm này sẽ có hại cho sức khỏe, khiến bệnh tình tồi tệ hơn.
Nếu đang bị đau bụng, lạnh bụng chưa rõ nguyên nhân thì tốt nhất vẫn không nên ăn yến sào bởi vì tổ yến có tính bình, khá lạnh, ăn vào lúc đau bụng sẽ làm cho tình hình nghiêm trọng hơn, bổ sung yến lúc này hoàn toàn không cần thiết.
Các loại bệnh tuyệt đối không nên dùng yến
Nếu đang đau bụng, khó chịu vùng bụng thì không nên dùng yến sào
Người đang bị đau đầu và ho nhiều đờm
Những người này không nên ăn uống yến sào vì lúc này cơ thể đang suy nhược, mệt nhọc, ốm yếu, bạn nên đi khám bác sĩ chữa trị dứt điểm rồi bổ sung yến để hồi phục cũng chưa muộn.
Những ai đang mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính
Các bệnh như viêm da, viêm phế quản cấp và viêm nhiễm đường tiết niệu, trong cơ thể đang có vi khuẩn xâm nhập. Trong khi yến sào lại có tính bình, vô tình khiến cho tình trạng viêm nhiễm sẽ càng nặng hơn. Vì vậy không nên bổ sung yến sào khi đang bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Như vậy, việc hiểu rõ về các tác dụng của yến sào với người bệnh cũng như nắm rõ liều lượng, cách sử dụng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có cơ thể dẻo dai, bền bỉ. Dù là sử dụng loại yến nào thì bạn cũng nên tìm hiểu những thương hiệu uy tín, chất lượng để an tâm nhé!